Header image

Sự kiện

Cart

Thương hiệu Việt, Dấu ấn Việt trên con đường hội nhập

Nhân dịp đầu xuân năm Nhâm Dần (2022) PGS.TS. Nguyễn Đăng Minh, Chủ tịch Viện Quản trị Tinh Gọn GKM, Công ty GKM Việt Nam, đồng thời là giảng viên của Viện QTKD, Trường ĐH kinh tế ĐHQG Hà Nội, đã có cuộc tọa đàm đầu xuân trên chương trình Dòng chảy Kinh tế của Đài Tiếng Nói Việt Nam (VoV1), ngày 3 tết, xuân Nhâm Dần (3/2/2022).

(Nguồn: https://vov1.vov.gov.vn/dong-chay-kinh-te/thuong-hieu-viet-dau-an-viet-tren-con-duong-hoi-nhap-03022022-cmobile19-81023.aspx)

BTV Bảo Ngọc: Xin chào và cảm ơn ông đã tham gia chương trình dòng chảy Kinh tế hôm nay. 

PGS. TS. Nguyễn Đăng Minh: Xin chào quý thính giả đài tiếng nói Việt Nam xin chào Biên tập viên Bảo Ngọc.

BTV Bảo Ngọc: Thưa ông sau khi nghe tổng hợp vừa rồi về những đánh giá của các tổ chức thế giới dành cho các thương hiệu Việt nam thì ông có suy nghĩ gì?

PGS. TS. Nguyễn Đăng Minh: Tôi nghĩ thương hiệu người Việt ngày càng được thế giới biết đến, đặc biệt là các thương hiệu về vẻ đẹp truyền thống của người việt (ví dụ như: vẻ đẹp của hang Sơn Đoòng, Vịnh Hạ Long, các khu du lịch sinh  thái nghỉ dưỡng, các sản phẩm du lịch của Việt Nam ngày càng được biết đến trên trường quốc tế). Tiếp theo là các thương hiệu liên quan đến ngành may mặc, ngoài ra gần đây chúng ta có một số các thương hiệu liên quan đến nông nghiệp, ví dụ như Vải Thiều Lục Ngạn đã biết đến ở Châu Âu và Nhật Bản, một số các thương hiệu thủ công mỹ nghệ làm từ tre, dừa… Đặc biệt là sau dịch Covid thì thế giới quay trở về sống gần với tự nhiên hơn. Các sản phẩm công nghiệp của Việt Nam chủ yếu biết đến là chúng ta tham gia vào chuỗi giá trị cung ứng và làm gia công cho các tập đoàn lớn như là Samsung, các hãng lớn của thế giới như Intel… Các sản phẩm cuối cùng của người Việt như nông nghiệp du lịch của người Việt thì chưa được biết đến nhiều như là  sản phẩm cuối cùng Made in Vietnam và Made by Vietnam đến tay người tiêu dùng luôn chứ không phải trải qua lắp ráp hay chế tác thêm, có nhưng chưa có nhiều.

BTV Bảo Ngọc: Để đạt được nhng thành tu như hiện tại thì các thương hiệu của người Việt còn khá non trẻ thì có thể là do yếu tố nào thưa ông?

PGS. TS. Nguyễn Đăng Minh: Trong dòng chảy của các thương hiệu của gần 200 quốc gia cùng chảy trên bản đồ kinh tế thế giới. Để có thương hiệu tốt có rất nhiều yếu tố cấu thành. Thứ nhất là phải có “đội ngũ nguồn nhân lực rất tốt có bàn tay và khối óc đảm bảo tiêu chí khó tính của người tiêu dùng các nước”. Ví dụ như là của EVFTA ở Châu Âu và của Nhật Bản, và các nước G7 (yếu tố về con người). Thứ hai là “yếu tố về quản trị”, nghĩa là chúng ta phải quản trị như thế nào để giá thành và chất lượng được duy trì thường xuyên theo các lô hàng. Tiếp theo là “các yếu tố về công nghệ kỹ thuật” để cùng duy trì yếu tố chất lượng và nguồn nguyên vật liệu tốt tạo ra sản phẩm tốt. Nếu chúng ta không quản trị được tất cả 4 yếu tố đấy ở đẳng cấp G7 thì chúng ta không xuất hàng sang G7 được. Nếu chúng ta không quản trị tốt ở đẳng cấp G20 thì chúng ta không xuất sang G20 được, và không những bằng họ mà phải tốt hơn họ vì đất nước nào cũng ưu tiên hàng nội địa cả. Thì mình phải tốt hơn họ cái gì về tiêu những tiêu chí đấy thì mình mới có thể bán được cho họ. Có thể là cạnh tranh về chất lượng hay cạnh tranh về giá, về bảo vệ môi trường, rất nhiều các tiêu chí được đặt ra. Các tiêu chí đó thì tất cả các nước cùng cạnh tranh với nhau chứ không phải là chỉ ưu tiên bất cứ một đất nước nào. Người Việt chúng ta chưa đạt được những tiêu chí đó thì vẫn còn rất nhiều khó khăn.

BTV Bảo Ngọc: Nhiều tập đoàn Việt Nam đang ý thức được việc đó. Ông có nghĩ là đu tư vào các sản phẩm Made in Vietnam và Made by Vietnam là một hướng đi rất rộng mở không ạ?

PGS. TS. Nguyễn Đăng Minh: Tôi đồng ý, các quốc gia mà muốn thoát bẫy thu nhập trung bình và trở nên thịnh vượng hùng cường đều có các sản phẩm chủ lực mang thương hiệu quốc gia Made in và Made by nghĩa là làm tại đất nước đó và làm bởi bàn tay và khối óc của con người đất nước đó. Từ khâu R&D, đến khâu sản xuất và phân phối. Giá trị gia tăng thường nằm ở khâu công nghệ thiết kế sản phẩm và thiết kế các quy trình hậu mãi cũng như bán hàng. Khâu sản xuất cũng có nhưng nếu chúng ta chỉ làm được khâu sản xuất thôi thì chúng ta đã mất khoảng 80% giá trị, chỉ còn chi phí gia công. Nên là các nước đều tập trung vào đầu tư sản xuất tại đất nước mình và bởi con người đất nước mình cho một số sản phẩm chủ lực mà đất nước đó có lợi thế. Vậy  nếu như trước khi chúng ta toàn cầu hóa thì chúng ta Made in đồng nghĩa với Made by và khi toàn cầu hóa thì các nước giàu có thể chuyển nhà máy sang các nước nghèo để làm gia công như vậy có thể là Made in nước ấy nhưng chưa chắc Made by nước đó. Vậy phải hiểu thêm là Made by đất nước của mình thì giá trị gia tăng mình mới nhận được nhiều như vậy mới thoát ra được bẫy thu nhập trung bình. Như vậy bắt buộc phải có Made by trên lợi thế cạnh tranh của mình.

BTV Bảo Ngọc: Vâng thưa PGS, việc dịch bệnh kéo dài đến hơn 2 năm là điều không ai ngờ tới trong thời điểm đó thì các doanh nghiệp buộc phải thay đổi mô hình. Nhất là các doanh nghiệp đang có lợi thế về xuất khẩu. Ông có thể nêu một số mô hình điển hình trong sản xuất kinh doanh mà ông cảm thấy phù hợp trong giai đoạn dịch bệnh đang diễn ra không ạ.

PGS. TS. Nguyễn Đăng Minh: Trước đây chúng ta tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, có nghĩa là chúng ta sản xuất được một chi tiết hay một cụm chi tiết, để đưa xuất khẩu cho một số  nước mà họ có thể làm chủ chuỗi tức là họ làm sản phẩm đầu cuối. Khi dịch bệnh diễn ra thì chuỗi cung ứng bị đứt gãy lúc đó cách trao đổi sản phẩm cuối cùng cho nhau còn tồn tại đó là các chuyến hàng đi qua đường không đường thủy và đấy cũng là cách để các nước phải nhìn lại là nếu chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy mà mình có sản phẩm cuối cùng thì mình vẫn có thể thương mại quốc tế được. Tôi nghĩ là Loài người chúng ta sẽ tiến vào kỷ nguyên mới là chúng ta trao đổi hàng hóa cho nhau bằng một cách khác nghĩa là trao đổi sản phẩm cuối cùng. Sản phẩm mà đất nước đó có thế mạnh cả về thiên nhiên và con người. Vậy các nước tập trung vào khai thác thế mạnh của mình đó là sản phẩm cuối cùng Made by và khép được chuỗi trong chuỗi giá trị của mình, vậy thì dịch Covid  chỉ rõ ra rằng nếu chúng ta chỉ tham gia được một vài chi tiết thì chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy toàn bộ hệ thống bị đóng cửa và chúng ta mất hết giá trị và lý luận về chuỗi giá trị và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu trong đại dịnh và sau đại định cần phải xem lại rất rõ và đặc biệt là đối với các nước đang phát triển thì chúng ta phải khai thác được thế mạnh cạnh tranh của mình để làm ra sản phẩm cuối cùng để thoát được bẫy thu nhập trung bình.

BTV Bảo Ngọc: Tuy nhiên  theo Nikkei Asia thì chỉ số xếp hạng phục hồi Covid của Việt Nam trong các tháng 8 và tháng 9 của năm 2021 có thể gọi là gần bét bảng, đứng thứ 118/121, sau đó có hồi phục nhưng mà vẫn xếp hạng thấp trong khi đó thì các quốc gia Đông Nam Á khác thì chỉ số phục hồi này cao hơn vậy đâu là nguyên nhân khiến Việt Nam chưa thể bứt phá mạnh mẽ trong và sau đại dịch thưa ông.

PGS. TS. Nguyễn Đăng Minh: Khi nói về nguyên nhân thì chúng ta phải nói về để muốn làm ra một sản phẩm tốt thì cần những nhân tố gì. Thứ nhất chúng ta phải có con người tốt, con người tốt ở đây phải được hiểu là con người có năng lực quản trị và năng lực công nghệ tốt, thứ 2 chúng ta phải có một chiến lược là tìm được sản phẩm chủ lực của chính chúng ta để chúng ta làm ra sản phẩm Made by Vietnam.  Thứ 3 là chúng ta phải có được công nghệ kỹ thuật, cuối cùng thì doanh nghiệp phải được kiến tạo bởi các cơ quản của nhà nước để làm sao dễ dạng nhất thuận tiện nhất để cùng nhau cùng hướng sự kinh doanh Made in Vietnam, Made by Vietnam và người Việt Nam phải có tinh thần ủng hộ hàng Việt Nam trên toàn thể sự khởi nghiệp của quốc gia. Nếu các nước phục hồi nhanh thì các nước đều có tinh thần đó. Họ nhanh chóng tìm ngay ra được sản phẩm chủ lực của họ, nhanh chóng phân tích ra được những yếu tố ảnh hưởng đến việc họ phục hồi, đặc biệt là các yếu tố con người và chính sách. Nghĩa là tất cả mọi người nhìn về một hướng và hành động cùng một hướng không dừng lại ở quyết tâm mà là hành động. Nhanh hay chậm là do sự đồng bộ từ cách nghĩ cách làm và đặc biệt liên quan đến con người, công nghệ và quản trị, nguyên vật liệu và xác định đâu là sản phẩm chủ lực. Và làm mãi sản phẩm chủ lực để tiến đến đẳng cấp. Nếu làm được như vậy sẽ là phục hồi nhanh, còn không làm được như thế hay chậm thì là phục hồi chậm. Việt nam chúng ta tư duy làm Made by Vietnam mới bắt đầu nên về mặt chính sách, nguồn nhân lực, công nghệ quản trị và công nghệ kỹ thuật chuẩn bị cho Made by Vietnam cũng chỉ là mới bắt đầu.

BTV Bảo Ngọc: Như ông vừa chia sẻ thì từ trước đến nay chúng ta vẫn quen với doanh nghiệp Việt Nam chỉ tham gia một khâu nhỏ trong chuỗi sản xuất như là gia công lắp ráp. Tuy nhiên thì hiện nay một số doanh nghiệp cũng đã có thể sản xuất khép chuỗi đầu cuối nhưng vẫn hạn chế. Vậy ông có gợi ý cho các doanh nghiệp sản xuất khép chuỗi gia tăng giá trị sản phẩm không ạ?

PGS. TS. Nguyễn Đăng Minh: Trước đây chúng ta coi doanh nghiệp nước ngoài làm chủ chuỗi và chúng ta đảm bảo các tiêu chí của họ để mình tham gia chuỗi của họ đó là các tiêu chí khắt khe như là sản xuất phụ tùng ô tô xe máy chẳng hạn, sản xuất nông sản hay bất cứ một thứ gì. Họ yêu cầu mình làm như thế nào thì mình cố gắng thực hiện như thế để bán được cho họ. Tuy nhiên nếu người Việt Nam mà sản xuất được hàng Made by Vietnam và làm chủ chuỗi thì vai trò chủ chuỗi đó phải được chuyển về doanh nghiệp Việt và có doanh nghiệp Việt làm chủ chuỗi. Và doanh nghiệp Việt trong chuỗi cung ứng và các doanh nghiệp Việt tham gia vào chuỗi cung ứng của người Việt. Và chúng ta cùng nhau hợp tác làm ra các sản phẩm. Như vậy chúng ta phải làm ra các sản phẩm tốt hơn rẻ hơn các sản phẩm mà chúng ta muốn xuất khẩu sang nước đó. Ví dụ mình muốn bán sản phẩm Made by Vietnam sang Đức thì hàng của mình phải có chất lượng tương đương nhưng giá phải rẻ hơn hoặc là mình phải có điểm gì vượt trội mà người Đức muốn tiêu dùng, hay là sang các nước Đông Nam Á thì các sản phẩm đó phải tốt hơn, có nghĩa là các doanh nghiệp Việt phải cùng nắm tay nhau kiến tạo ra sản phẩm Made by Vietnam và các sản phẩm đó phải tạo ra được giá trị như là các sản phẩm của các nước đang tiêu thụ ở Việt Nam. Đó là thách thức của các doanh nghiệp làm chủ chuỗi. Và các doanh nghiệp tham gia chuỗi thì phải có tinh thần người Việt Nam ta nắm tay nhau cùng làm ra sản phẩm Made by Vietnam chinh phục được thế giới và ngoài là lợi nhuận doanh thu thì có một việc đó là lòng tự tôn dân tộc. Và chúng ta vượt được cái bẫy là bẫy đi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Và cái bẫy đó chúng ta vượt qua được thì chúng ta có một động lực là rất cần các cơ quan nhà nước và các cơ quan báo chí truyền thông thật sự phải khích lệ ủng hộ về mặt chính sách và về mặt tinh thần, đông thời người tiêu dùng Việt Nam cùng đồng hành tin tưởng rằng thực sự những sản phẩm đó là những sản phẩm thật, làm thật và tự hào thật. Tất cả những thứ đó cần phải bắt đầu và khi đã vào được đường ray thì doanh nghiệp này học cách của doanh nghiệp kia. Chúng ta vừa tham gia giá trị toàn cầu chúng ta vừa có được sản phẩm làm chủ chuỗi. Và dần dần chúng ta shift (chuyển) sang được là người Việt làm được những sản phẩm mà chỉ có người Việt nam làm được. Giống như người Nhật có những sản phẩm mà chỉ có người Nhật làm được. Và người Đức cũng có những sản phẩm mà chỉ có người Đức làm được. Mỗi một đất nước đều có sản phẩm chủ lực của mình, cần phải thay đổi tư duy thay đổi nhận thức, thay đổi hành động và vai trò của doanh nghiệp chủ chuỗi để dẫn dắt các doanh nghiệp trong chuỗi vì một cái sự tự tôn dân tộc,

BTV Bảo Ngọc: Thực tế đã chứng minh là chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng giúp thương hiệu Việt Nam tồn tại giữa đại dịnh covid 19 khi mà người tiêu dùng thay đổi thói quen mua sắm trên mạng nhiều hơn. Các sản phẩm Việt khi được bán trên sàn thương mại điện tử cũng tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn, thì đây có phải hướng đi bền vững của các thương hiệu Việt trong thời gian tới đây không. 

PGS. TS. Nguyễn Đăng Minh: Chuyển đổi số chỉ là phương thức thôi ạ. Theo tôi hiểu thì chuyển đổi số phải là một cách làm khoa học thông minh dựa trên tiềm năng của chính đất nước mình để các con số được chuyển đổi. Từ hướng tiêu cực sang hướng tích cực. Mình làm cách nào cũng được cung cụ gì cũng được để con số tiêu cực hoặc chưa tốt thành con số tích cực và tốt. Ví dụ như con số về doanh thu con số về lợi nhuận, con số về chất lượng , con số liên quan đến giá cả, con số đó đều đo lường được và con số đó được chuyển bằng những phương pháp khoa học về quản trị và công nghệ và chính sách hỗ trợ. Chứ còn chúng ta hiểu là chuyển đổi số là dùng rất nhiều giải pháp chuyển đổi số thì tôi nghĩ là đâu đó chưa đầy đủ. Và chúng ta phải phát huy tinh thần tổng lực và các con số phải được chuyển đổi thì quá trình chuyển đổi số mới được diễn ra. Từ hướng chưa tốt thành tốt và tốt rồi thì tốt hơn nữa. Nếu như vậy thì nội dung chị vừa nói  cũng là một cách để chúng ta nhân thương hiệu. Thương hiệu muốn nâng được thì phải nâng từ các khâu nghiên cứu sản phẩm đến khâu sản xuất đến khâu kinh doanh chứ không chỉ có khâu cuối cùng là mang sản phẩm đi. Ngược lại nếu sản phẩm đó không tốt thì lại mang một thông tin không tốt ra. Và lại có tác dụng ngược. Tôi nghĩ chuyển đổi số phải được bắt đầu từ thay đổi nhận thức, thay đổi phương pháp công nghệ và phương pháp quản trị để làm ra sản phẩm thật hơn nữa có giá thành phù hợp chinh phục được người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Từ đó mới đẩy các công cụ số vào thì mới được. Nghĩa là phải thay đổi từ chiến lược kinh doanh  đến phương pháp kinh doanh, cách thức quản trị công nghệ có được sản phẩm tốt và test rất kỹ rồi khi đó chúng ta mới mang ra truyền thông, như vậy sản phẩm Việt Nam sẽ được người Việt tin yêu và khách hàng quốc tế tin yêu.

BTV Bảo Ngọc: Theo ông thì hướng đi  sắp tới của doanh nghiệp Việt Nam cần phải chú trọng điều gì để có thể nâng tầm thương hiệu Việt tạo dấu ấn trên con đường hội nhập

PGS. TS. Nguyễn Đăng Minh: Tôi nghĩ các doanh nghiệp Việt Nam phải nhìn lại xem đất nước Việt nam có những thế mạnh gì, tinh hoa của vùng đất Việt Nam có những sản phẩm gì đó là câu chuyện rất hay để nói cho thế giới biết rằng cái sản phẩm này đến từ Việt Nam phải đi ra từ đó. Vậy thương hiệu là một hành trình chứ thương hiệu không phải là đầu tư trong ngắn hạn được. Vậy tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến sản phẩm Việt như: chất lượng, giá thành đặc biệt là cốt cách để làm lên thương hiệu sản phẩm phải hoàn chỉnh như vậy thương hiệu mới bền vững. Còn không chúng ta chỉ dùng phương pháp marketing để tạo ra thương hiệu trong một thời gian ngắn sau đó thương hiệu đó lại tự rơi mất. Vậy, chúng ta phải chú ý đến tính bền vững, vì nói đến sản phẩm đó phải nói đến Việt Nam. Thứ 3 là chúng ta phải quản trị được công nghệ, quản trị vận hành và khách hàng trải nghiệm thứ đó qua một câu chuyện và chúng ta phải hướng đến tinh hoa đẳng cấp của doanh nghiệp, cố gắng đi con đường dài bền vững từ thế hệ này sang thế hệ khác làm bằng được những sản phẩm tinh hoa Việt.

BTV Bảo Ngọc: Cám ơn PGS. TS. Nguyễn Đăng Minh về những nhận định vừa rồi.

3/2/2022. Tin GKM

 

Bình luận

error: Content is protected !!